Có thể bán điện mặt trời cho EVN được không?
Trong năm 2020, đối với dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới có ngày vận hành thương mại trước 31/12/2020 thì EVN áp dụng hợp đồng mua bán điện trong 20 năm. Khi khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời, EVN sẽ mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.943 đ/kWh (hệ thống áp mái).
Hiện nay, kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, EVN tạm dùng mua điện mặt trời lắp mới. Lý do bởi vì loại hình và giá mua bán điện đối với ĐMTMN chưa được xác định. Trong thời gian tới, cần phải chờ Quyết định hoặc chính sách mới của Chính phủ và các Ban ngành liên quan.
Lắp điện mặt trời có cần xin phép không?
Có, Intech Energy sẽ lo toàn bộ quy trình, vốn vay, giấy phép, bản vẽ, hòa lưới, ký hợp đồng với EVN. Khách hàng tại Intech Energy không cần đi lại và lo ngại về thủ tục hòa lưới.
Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?
Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và hệ thống giám sát online sẽ liên tục cập nhật các dữ liệu để kỹ sư INTECH ENERGY (và nhân viên bảo trì của khách hàng) theo dõi và chủ động khi có sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.
Chế độ bảo hành như thế nào?
Tấm pin năng lượng mặt trời bảo hành 12 năm, bảo hành khấu hao tuyến tính hiệu suất >83.1% trong 25 năm, cụ thể: trong năm đầu tiên đảm bảo công suất sản phẩm không dưới 97.5% công suất ghi trên tấm pin. Từ năm thứ 2 đến năm 25, đảm bảo công suất giảm mỗi năm không được lớn hơn 0.6%, và ở năm thứ 25 công suất đầu ra không được ít hơn 83.1% công suất ghi trên nhãn tấm pin.
Tấm pin từ hãng Canadian Solar sẽ được bảo hiểm bảo hành toàn cầu của hãng PICC. Trong thời gian bảo hành, nếu tấm pin bị lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất, ngay lập tức Bảo hiểm PICC sẽ đứng ra chi trả toàn bộ chi phí. Bảo hiểm PICC cam kết, không hủy ngang trong suốt 25 năm (ngay cả khi Canadian Solar bị vỡ nợ hoặc phá sản).
Inverter bảo hành 5 năm. Quý khách hàng có thể mua thêm gói bảo hành nâng cao để nâng tổng thời gian bảo hành lên tới 10, 15, 20 năm.
Lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình có hiệu quả không?
Xét trên mọi khía cạnh, điện năng lượng mặt trời là một khoản đầu tư vô cùng có lợi. Không chỉ đem đến lợi ích về mặt kinh tế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp mà đây còn là nguồn năng lượng sạch giúp giảm thiểu lượng CO2 thải ra môi trường, đó mới là lợi ích to lớn nhất.
Lắp đặt năng lượng mặt trời bao lâu thì hoàn vốn?
Với một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới thông thường thì chỉ cần 4-5 năm là hoàn vốn và bắt đầu có lãi.
Cách lắp điện năng lượng mặt trời tại nhà có khó không?
Có, việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà rất khó khăn và độ chính xác cao đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao. Vậy nên việc tự lắp tại nhà là việc không nên vì nó sẽ rất nguy hiểm nếu mắc nối không đúng quy trình kỹ thuật.
Khi mất điện lưới hệ thống có hoạt động được không?
- Không hoạt động: khi hệ thống là điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ.
- Vẫn hoạt động: khi hệ thống là điện mặt trời hòa lưới có ắc quy lưu trữ hoạt hệ thống điện mặt trời độc lập có ắc quy lưu trữ điện năng.
Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?
Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng tạo ra sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng hay gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có cần ắc quy lưu trữ, để sử dụng vào buổi tối?
Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tải đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm.
Thời gian làm thủ tục xin lắp đặt dự án điện mặt trời mái nhà mất bao lâu?
Thời gian thực hiện tại Công ty Điện lực/Điện lực: 04 ngày làm việc, trong đó:
– Khảo sát và thoả thuận đấu nối: 01 ngày.
– Kiểm tra thông số kỹ thuật của dự án: 01 ngày.
– Lắp đặt công tơ 2 chiều và ký Hợp đồng mua bán điện: 02 ngày.
Trong giai đoạn chưa có quyết định giá mua điện mặt trời trong giai đoạn tiếp theo, khách hàng muốn lắp điện mặt trời mái nhà thì Điện Lực có lắp công tơ 2 chiều không?
Để tạo điều kiện và khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, hiện nay tại một số điện lực địa phương vẫn đồng ý lắp đặt công tơ 2 chiều cho các hộ gia đình muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới, Tuy nhiên, các công ty Điện lực chưa ghi nhận sản lương điện mặt mặt trời phát lên lưới.
Khách hàng có thể chủ động liên hệ trụ sở công ty Điện lực địa phương gần nhất để được hướng dẫn một cách chính xác nhất.
Nếu hệ thống điện mặt trời áp mái có phát sản lượng dư lên lưới của Điện lực thì chỉ thanh toán phần điện chênh lệch sau khi đã trừ phần sản lượng phát lên lưới có phải không?
Những dự án điện năng lượng mặt trời được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.Vì vậy, sản lượng điện tiêu thụ từ lưới của điện lực khách hàng phải thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán điện đã kí kết với bên điện lực, còn phần sản lượng điện bán cho ngành điện sẽ thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán điện cho dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Kiểm tra sản lượng và theo dõi hệ thống điện mặt trời bằng cách nào?
Bạn hoàn toàn có thể quan sát các thông số: điện áp, dòng điện, công suất… theo ngày, tháng…chi tiết và đầy đủ thông qua ứng dụng theo dõi thông minh. Khi một hệ thống hoàn tất, bên đơn vị lắp đặt sẽ cung cấp cho bạn một tài khoản cá nhân để theo dõi hệ thống của mình hoạt động, bạn có thể dùng tài khoản này đăng nhập trên Web hoặc ứng dụng di động để xem.Ngoài ra, bạn cũng có thể xem sản lượng điện ngay trên màn hình LED của biến tần inverter, tuy nhiên với cách này khá hạn chế và không đầy đủ bằng cách trên, một số nhà phát triển biến tần có thể không hỗ trợ hoặc hỗ trợ rất ít.
Sản lượng dư phát lên lưới sẽ được thanh toán như thế nào?
– Căn cứ vào sản lượng điện được chốt qua công tơ và giá mua điện theo quy định.. Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: hằng tháng CTĐL/ĐL thực hiện nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
– Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: hằng tháng, CTĐL/ĐL thực hiện chốt chỉ số 01 lần/ tháng để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT. Sau thời điểm kết thúc hàng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán” hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có).
– Phương pháp xác định thuế GTGT đối với chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản 1534/BTC-CST ngày 31/01/2019 của Bộ Tài chính.
Có nên vệ sinh tấm pin, bao lâu thì vệ sinh 1 lần?
Bạn nên đặt lịch định kỳ khoảng 2-3 tháng vệ sinh tấm pin một lần để hệ thống đạt hiệu suất cao nhất.
Tuy nhiên nếu khu vực bạn sinh sống có quá nhiều bụi bẩn do gần đường xá, nhiều lá cây,… thì bạn nên chú ý thường xuyên về sinh hơn nữa.
Lắp đặt điện mặt trời có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?
Theo báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học và rong thực tế lắp đặt nhiều công trình sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô lớn nhỏ khác chưa từng ghi nhận về trường hợp nào có ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng mà chỉ nhận được lời khen bởi đây là giải pháp tiết kiệm tiền điện hiệu quả cho mỗi gia đình. Do đó, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
Hệ thống điện mặt trời có thể dung được bao nhiêu năm?
Nếu như không có các yếu tố như: thiên tai, cháy nổ, sét… một hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động từ 25 đến 30 năm. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của một hệ thống là công nghệ sản xuất pin, độ bền vật liệu lắp đặt, chế độ bào dưỡng bảo trì…
Điện từ năng lượng mặt trời có ảnh hưởng gì đến độ bền của các thiết bị điện trong nhà không?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời sử dụng inverter để chuyển đổi năng lượng điện một chiều từ tấm pin thành điện xoay chiều để cấp điện cho các thiết bị sử dụng. Nó sử dụng công nghệ điện tử công suất biến đổi điện áp theo dạng sóng sine chuẩn với tần số 50 Hz tương tự như điện lưới sử dụng ở Việt Nam nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến các thiết bị điện.
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời có ảnh hưởng gì tới kết cấu mái nhà không?
Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cần được khảo sát mặt bằng, kết cấu sau đó tiến hành thiết kế, tính toán chi tiết và thảo luận với khách hàng trước khi tiến hành thi công. Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cần tập trung vào tính thẩm mỹ của hệ thống đến từng chi tiết (như khung giàn, dây cấp) để đảm bảo hệ thống đồng bộ với kiến trúc, thẩm mỹ căn nhà.
Chuyển hóa năng lượng là gì?
Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Trong vật lý, năng lượng là một đại lượng cung cấp khả năng thực hiện công việc hoặc cung cấp nhiệt. Ngoài khả năng chuyển hóa, theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng có thể truyền đến một vị trí hoặc vật thể khác, nhưng nó không thể được tạo ra hoặc bị phá hủy.
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo là năng lượng hữu ích được thu thập từ các tài nguyên tái tạo, được bổ sung một cách tự nhiên theo chu kỳ thời gian của con người. Năng lượng đó bao gồm các nguồn trung hòa cacbon như ánh sáng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Năng lượng tái tạo hoàn toàn trái ngược với nhiên liệu hóa thạch, đang được sử dụng nhanh hơn nhiều so với nguồn năng lượng khác.
Intech Energy lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên các tỉnh thành nào ở Việt Nam?
Intech Energy triển khai lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Cụ thể:
MIỀN BẮC:
- Tây Bắc Bộ: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
- Đông Bắc Bộ: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam.
MIỀN TRUNG:
- Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
- Duyên hải Nam Trung Bộ: Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (TP. Nha Trang), Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
MIỀN NAM:
- Đông Nam Bộ: Hồ Chí Minh (SG), Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Tây Nam Bộ: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.