Việc thông qua điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp không qua EVN vừa qua có thể nói là tin mừng cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Nhưng cũng có không ít ý kiến lo lắng về việc liệu có sự “bùng nổ” về điện mặt trời nếu cơ chế mua bán này được thông qua hay không. Intech Solar đã tổng hợp thông tin để gửi đến bạn đọc về vấn đề này.
Lo ngại về vấn đề trục lợi khi điện mặt trời được mua bán trực tiếp
Vừa qua, Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp. Trong đó, cho phép các nhà máy điện gió, điện mặt trời được mua bán trực tiếp thông qua 2 hình thức là đường dây riêng và qua điện lưới quốc gia. Việc sửa đổi và thông qua cơ chế DPPA lần này vừa mang lại nhiều tích cực cho doanh nghiệp, cá nhân, nhưng cũng có những lo ngại về vấn đề trục lợi.
Cần tính toán cơ chế giá mua bán điện từ hệ thống lưu trữ
Đây là ý kiến của của kỹ sư Nguyễn Đỗ Nam chuyên tư vấn lắp đặt điện mặt trời mái nhà khi nói về giải pháp tối ưu để ngăn tình trạng trục lợi khi điện mặt trời được mua bán trực tiếp không qua EVN.
Theo anh Nam, việc tính toán cơ chế giá mua điện mặt trời qua pin lưu trữ mang đến 3 lợi ích đáng kể:
Đảm bảo được tính ổn định của hệ thống điện quốc gia
Điện mặt trời có pin lưu trữ giúp khắc phục được những hạn chế của điện gió và điện mặt trời trong các trường hợp như: gió giảm, mây mưa, trời không nắng, hay vào ban đêm,… Khi đó, pin lưu trữ chính là nguồn cung cấp điện linh động và hiệu quả nhất.
Giảm bớt đầu tư nguồn điện linh hoạt bằng vốn ngân sách
Bởi theo Quy hoạch Điện VIII được ban hành hồi tháng 5.2023, định hướng cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 đối với pin lưu trữ là 300 MW (chiếm 0,2% tổng cơ cấu nguồn điện); nguồn điện linh hoạt khác 300 MW (chiếm 0,2% tổng cơ cấu nguồn điện), nguồn điện linh hoạt bao gồm nhiệt điện khí, thủy điện tích năng, điện nguyên tử.
Khuyến khích và huy động được các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước
Với điện từ hệ thống lưu trữ, điện năng dư được tính toán cho các ngày nghỉ lễ, Tết, thứ 7, CN trong năm đã chiếm đến 32% nhu cầu sử dụng điện. Khi đó các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước như văn phòng công ty, các hộ dân, nhà máy, xí nghiệp sẽ dễ dàng khuyến khích và huy động hơn.
Thận trọng với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)
Kỹ sư Nguyễn Đỗ Nam nêu ra một số lý do mà Chính phủ nên thận trọng với cơ chế mua bán điện trực tiếp – DPPA. Trước hết đó là việc cần nguồn linh động đối với cả 2 hình thức mua bán điện.
Trường hợp mua bán điện mặt trời trực tiếp không qua EVN
Khi này, để xử lý các nguồn điện linh động, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sẽ phải mua điện trực tiếp từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhiệt điện khí. Khi đó, giá bán sẽ cao hơn giá bán cho EVN. Hơn nữa, đây đều là những nhà máy kết nối và bán điện cho EVN. Do đó, về cơ bản, không có sự thay đổi về gánh nặng điều độ hệ thống điện EVN.
Ngoài ra, nguy cơ về tình trạng phát triển “nóng” nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) so với thời kỳ trước là hoàn toàn có thể xảy ra.
Do đó, theo anh Nam, trong thời gian từ 5-7 năm tới, sẽ không khả thi nếu các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tự đầu tư các nguồn điện linh động như trên. Nguyên nhân đến từ tính hiệu quả, vốn đầu tư và tính hạn chế của lưới điện.
Trường hợp mua bán điện mặt trời qua lưới điện quốc gia
Với hình thức này, đơn vị NLTT và khách hàng sử dụng điện lớn sẽ kết nối qua lưới điện quốc gia. Các nguồn điện linh động sẽ được xử lý thông qua việc mua điện từ hệ thống điện của EVN. Nó cũng sẽ tạo ra gánh nặng với toàn bộ nguồn NLTT phát triển “nóng”.
Như vậy, 2 hình thức mua bán điện mặt trời trong cơ chế DPPA vừa được thông qua có thể sẽ tạo gánh nặng cho EVN trong nhiệm vụ điều độ và ổn định hệ thống điện những năm tới đây. Và vì thế, tình trạng điện mặt trời “bùng nổ” như giai đoạn 2019 – 2020, thậm chí lớn hơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này đặt ra cho Bộ Công thương cần có những tính toán cẩn trọng, kỹ lưỡng về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).
Xem thêm tại: