Thời tiết ít mưa gây hạn hán làm cho các hồ thủy điện ở phía Bắc về dưới mực nước chết, nhiều tổ máy thậm chí phải tạm dừng hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên ngày càng trầm trọng ở các tỉnh miền Bắc nước ta
Hạn hán nặng, nhiều hồ thủy điện cạn nước, dừng hoạt động
Thời gian gần đây, khi vào hè, thời tiết nắng nóng kéo dài và không có mưa khiến các hồ thủy điện cạn nước. Cụ thể, thủy điện Thác Bà (Yên Bái) không còn cảnh nguồn nước dồi dào, thay vào đó là những hình ảnh khô hạn, dưới mực nước chết. Lần đầu tiên Nhà máy Thủy điện Thác Bà phải dừng vận hành 2/3 tổ máy do tình trạng thiếu nước gây ra
“Từ ngày 1.6, mực nước tại hồ Thủy điện Thác Bà đã về dưới mực nước chết, 2 tổ máy phải tạm dừng hoạt động, tổ máy còn lại hoạt động ở mức tối thiểu, ước tính sản lượng điện trong tháng 5 chỉ bằng 1/10 so với tháng 5/2022 (chỉ tiêu đạt 20 triệu KWh nhưng thực tế chỉ đạt được 2 KWh)” – Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Thủy điện Thác Bà chia sẻ
Ngoài thủy điện Thác Bà, còn có tới 11 nhà máy thủy điện trên cả nước phải dừng phát điện bởi lượng nước không được đảm bảo là: Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hủa Na, Bản Vẽ, Trung Sơn, Trị An, Đại Ninh, Huội Quảng, Plei Krong. Theo thống kê và báo cáo của Cục kỹ thuật an toàn và môi trường Công Nghiệp thuộc Bộ Công thương cho thấy ở phía Bắc, trừ thủy điện Hòa Bình thì hầu hết các hồ thủy điện đã về mức xấp xỉ hoặc dưới mực nước chết.
Việc điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn
Thiếu nước khiến nguồn điện huy động từ các hồ thủy điện bị ảnh hưởng dẫn tới quá trình quản lý, vận hành và điều tiết, cung cấp điện cho sinh hoạt của người dân, điện cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn đi kèm.
Trên thực tế, Tổng công suất có thể sử dụng của hệ thống điện tại miền Bắc bao gồm cả điện nhập khẩu chỉ đạt khoảng 17.900MW, trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện của miền Bắc lên đến 24.000MW trong mùa hè. Như vậy sản lượng không đáp ứng được trung bình 1 ngày khoảng 31 triệu Kwh
Nếu tình trạng không có mưa và nắng nóng tiếp tục kéo dài thì hồ thủy điện Hòa Bình chỉ có thể duy trì phát điện được khoảng 1 tuần. Tổng công suất không huy động đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ lên đến khoảng 7.000MW. Chính việc thiếu hụt này đã khiến xảy ra tình trạng thiếu điện hầu hết các giờ trong ngày ở nhiều khu vực như hiện nay
Thiếu điện vì hạn hán
Theo như dự báo của chuyên gia điện lực GS. Trần Đình Long nhận định trước đó: Năm nay, điều kiện thời tiết sẽ hết sức khắc nghiệt, nước ta chịu ảnh hưởng của Elnino, nắng nóng và khô hạn kéo dài. Nắng nóng, không có mưa khiến nước ở các nhà máy thủy điện quá thấp không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và cung ứng điện. Mặt khác, nắng nóng cũng khiến nhu cầu sử dụng thiết bị điện để làm mát như điều hòa, quạt,…tăng đột biến
Thời tiết nắng nóng năm nay vượt quá khả năng dự báo của ngành điện lực cũng như các cơ quan khác. Ngành điện không đủ khả năng cung cấp công suất theo yêu cầu, và giải pháp được đưa ra chính là lập lại cân bằng cung cầu bằng cách tiết kiệm điện, tăng nguồn cung.
Thực tế hiện nay
Đến nay, tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước đều triển khai chỉ đạo về tiết kiệm điện, Tổng công ty điện lực EVN phối hợp với điện lực địa phương để lên phương án phân phối và tiết giảm điện cho phù hợp với tình hình thực tế theo quy định tại Thông tư 34
Miền Trung và miền Nam đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục. Riêng miền bắc, EVN sẽ cố gắng đảm bảo tốt nhất duy trì hệ thống lưới điện quốc gia, vận hành an toàn và có thể sẽ còn khó khăn cho đến khi nước về.
Hiện EVN sẽ ưu tiên cung cấp điện cho các khách hàng sử dụng điện quan trọng được UBND tỉnh phê duyệt, ưu tiên cấp điện cho các hoạt động chính trị-xã hội và các sự kiện quan trọng trên địa bàn. EVN cũng được lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc để tính toán việc điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Giải pháp khắc phục như thế nào?
Đây là một bài toán khó không thể tháo gỡ trong một sớm một chiều, việc này cũng phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Thực hiện tiết kiệm điện trên diện rộng: tùy vào ý thức người dân và việc tiết kiệm cũng rất khó thực hiện khi thời tiết nắng nóng kéo dài, tiết kiệm chỉ làm giảm 1 phần nhu cầu sử dụng điện
- Tăng thêm nguồn điện gần như là nhiệm vụ bất khả thi trong bối cảnh như hiện nay, việc tăng thêm nguồn điện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về hệ thống truyền tải, chính sách, giá điện. Việc gia tăng nguồn điện đang trông chờ vào điều kiện thời tiết trong thời gian tới. Ngoài ra, chúng ta có thể nghiên cứu tận dụng thêm nguồn năng lượng khác như điện năng lượng mặt trời đang là lựa chọn của không ít hộ gia đình, doanh nghiệp. Điện năng lượng giúp tận dụng nguồn năng lượng từ tự nhiên và chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sử dụng năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn tái tạo tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió, nước, sinh học và địa nhiệt. Sử dụng năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm giảm thiểu khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, và giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch không tái tạo.
Sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm thiểu lượng khí nhà kính, hạn chế biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm không khí và nước, cũng như giảm thiểu sự tạo ra chất thải độc hại. Để thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, cần có sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cũng như tạo ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
>>Xem thêm: Hệ Thống Điện Mặt Trời Có Lưu Trữ Hybrid Xóa Tan Nỗi Lo Mùa Nắng Nóng
Hệ thống điện mặt trời hybrid không lo cắt điện
Hệ thống điện mặt trời hybrid là một hệ thống kết hợp giữa năng lượng mặt trời và hệ thống lưu trữ. Hệ thống điện mặt trời hybrid có khả năng tự động chuyển đổi giữa các nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dùng.
Hệ thống điện mặt trời hybrid được áp dụng rộng rãi cho các khu vực có nhu cầu điện năng ổn định và đáng tin cậy. Nó được sử dụng trong các gia đình, doanh nghiệp, trạm thu phí, trạm biến áp, cơ sở y tế, trường học và các cơ sở công cộng khác.