Châu Phi nhiều nắng, nhưng sao lại ít sử dụng điện mặt trời?

Theo Dõi Intech Energy Trên

Với một tấm pin năng lượng mặt trời diện tích 1m2 được đặt ở Algeria có khả năng tạo ra tới 7 kW điện/ngày, con số này gấp 3 lần so với ở Đức. Nếu nhân lên 1000km2 thì mỗi ngày có đến 7 tỷ Kwh năng lượng được tạo ra, đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu điện của cả châu Âu, và chỉ cần nhân lên 10 lần nữa là đủ năng lượng điện cho toàn thế giới.

Con số ấn tượng này đã mở ra một tầm nhìn mới cho nhân loại. Rất nhiều dự án được đưa ra để biến bài toán đơn giản trên trở thành hiện thực, nhưng thực tế, mọi chuyện lại không hề đơn giản như vậy. Châu Phi nhiều nắng nhưng ít sử dụng điện mặt trời vì sao? Cùng Intech Energy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chi phí xây mạng lưới lớn

Khu vực Bắc Phi và sa mạc Sahara nói riêng, châu Phi nói chung là một trong những năng có nguồn năng lượng tiềm năng lớn nhất hành tinh. Lượng ánh nắng ở đây có khả năng cung cấp năng lượng cho toàn cầu.

Theo thống kê thực tế, hiện nay chỉ có 2 đường truyền nối Bắc Phi với châu Âu, mỗi đường truyền tải có công suất 700 mW, dẫn điện từ Maroc tới Tây Ban Nha. Người ta dự định xây thêm đường truyền thứ 3 trước 2030 và nâng tổng công suất lên khoảng 2100 mW.

Tạm bỏ qua hao hụt truyền tải và những vấn đề liên quan đến công nghệ lưu trữ năng lượng, thì cần thêm từ 592 đến 831 đường truyền tương tự mới đủ để truyền tải điện tới châu Âu. Nhưng việc đầu tư đường truyền này không chỉ đơn giản là những sợi cáp chăng giống như từ nước này sang nước khác mà là những cơ sở hạ tầng hết sức phức tạp và tốn kém kèm theo. 

Đường truyền thứ 3 dự kiến hòa vào lưới điện của Maroc và Tây Ban Nha sẽ tiêu tốn khoảng 150 triệu USD. Nếu lấy con số này nhân với 592, ta sẽ cần khoảng 8,9 tỷ USD ( với đường dẫn ngắn nhất, rẻ nhất và giá thành hiện thời). Nếu đi vào triển khai thực tế, người ta cần đường truyền tải dài hơn với nhiều yếu tố kỹ thuật nối tới Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ý,…

dien mat troi o chau Phi 1

Hao hụt truyền tải điện cao áp

Dự án Desertec do Đức định hướng với số vốn đầu tư lên đến nửa tỷ USD để xây dựng trạm điện và cơ sở hạ tầng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Dự án này với mục tiêu truyền tải dòng điện xoay chiều với khoảng cách ngắn (Maroc tới Tây Ban Nha) và dòng điện cao áp một chiều với khoảng cách xa.

Trên mỗi km, điện áp cao một chiều thường bị hao hụt nhiều hơn so với điện áp cao xoay chiều. Tuy nhiên, để chuyển đổi lưới điện xoay chiều thành những đường dây cáp truyền tải điện xoay chiều với khoảng cách xa lại cần đến bộ chuyển đổi và các máy biến áp rất tốn kém. Các đường truyền từ Maroc sang Tây Ban Nha chỉ dài khoảng 28km nên không gặp phải khó khăn nhưng để truyền tải điện áp cao một chiều từ vị trí khác, ví dụ như Tunisia đến Ys mà không hao hụt lại là một bài toán khó.

Băn khoăn vì những bất ổn trong khu vực

Nhiều nhà đầu tư phân vân, do dự khi bỏ tiền vào các quốc gia bất ổn ở khu vực Bắc Phi.Điển hình như năm 2013 đã từng có một cuộc tấn công vào một nhà máy khí đốt ở Algeria. Nhà máy này là một nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng với toàn bộ quốc gia này, nhưng lại nằm biệt lập giữa sa mạc rộng lớn. Đây là khu vực trung chuyển của tổ chức Al Qaeda ở Bắc Phi, bởi vậy, nó rất dễ trở thành mục tiêu bị  tấn công mà lại khó bảo vệ. Chính vì thế, một số nước châu Âu như Đức thay vì đầu tư vào các trạm điện ở Bắc Phi, họ lựa chọn tự sản xuất quang điện trong nước. 

du an dien mat troi chau Phi

>>Xem thêm: 300 hộ nghèo tại Mù Cang Chải được lắp điện năng lượng mặt trời

Cần một lượng nước khổng lồ

Bài toán trở nên khó giải hơn khi tính đến lượng nước mà các trạm điện cần tiêu hao để làm mát, chạy tuabin và làm vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời.

Nhà máy điện mặt trời Ouarzazate, Maroc đã sử dụng đến 3 tỷ lít nước/năm, được lấy từ một con đập cách đó 12km. Maroc vốn dễ bị hạn hán, thiếu nước nên nếu chỉ vì đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của châu Âu mà lấy đi nguồn nước của các trang trại nông nghiệp nuôi sống người dân Maroc thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, Bắc Phi cũng được xem là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, với tình trạng khan hiếm nước và sa mạc hóa đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các dự án điện năng lượng mặt trời trên lý thuyết có vẻ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho khu vực Bắc Phi, nhưng thực tế lại lấy đi không ít tài nguyên của các quốc gia vốn đã chịu nhiều thiệt thòi về mặt địa lý này. 

Như đã phân tích ở trên, đây chính là những nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao châu Phi nhiều nắng, nhưng sao lại ít sử dụng điện mặt trời? Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 0966 966 819 để được tư vấn, hỗ trợ 24/7.

Chia sẻ:

Picture of Thùy Ngân
Thùy Ngân
Với niềm đam mê về nguồn năng lượng tái tạo và những kiến thức thu thập được trong ngành điện mặt trời, Thùy Ngân – chuyên viên Content marketing tại INTECH ENERGY – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời hi vọng sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất, hỗ trợ khách hàng lựa chọn hệ thống điện mặt trời tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Thông tin liên hệ

Lô 5+6 KCN Lai Xá - Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội

0966.966.819

cskh@intechenergy.vn

Liên Hệ Với INTECH ENERGY

Bài Viết Mới Nhất