ESG là gì? Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến tiêu chuẩn ESG?

Theo Dõi Intech Energy Trên

ESG là gì? ESG là một tiêu chuẩn đã được chú ý từ năm 1960 nhưng phải đến những năm gần đây ESG mới được quan tâm chú ý. Để hiểu hơn về tiêu chuẩn ESG và tác động của nó đến doanh nghiệp, hãy cùng Intech Energy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

ESG là gì và những định nghĩa liên quan đến ESG

Tiêu chuẩn ESG là gì?

Về cơ bản, ESG là một bộ tiêu chí để đánh giá & đo lường mức độ cam kết của doanh nghiệp đối với phát triển bền vững và tác động đến cộng đồng xung quanh. ESG bao gồm ba yếu tố chính:

– E – Environmental (Môi trường)

– S – Social (Xã hội)

– G – Governance (Quản trị)

ESG là gì? Là tiêu chuẩn đánh giá & đo lường mức độ cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng
ESG là gì? Là tiêu chuẩn đánh giá & đo lường mức độ cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng

Không chỉ đóng vai trò là một công cụ đánh giá cho các nhà đầu tư, ESG còn là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư ngày càng chú trọng đến những tiêu chí phi tài chính này khi đưa ra quyết định đầu tư. Việc áp dụng chiến lược ESG hợp lý giúp doanh nghiệp không chỉ hạn chế các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị mà còn đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài.

Báo cáo ESG là gì?

Báo cáo ESG, còn được biết đến như một dạng công bố theo mục tiêu, liên quan đến việc đánh giá và trình bày kết quả hoạt động của một tổ chức trong các lĩnh vực môi trường, xã hội và quản trị. Đây là tài liệu mà doanh nghiệp phát hành để chia sẻ những hành động và cam kết của mình theo các tiêu chí ESG, tập trung vào các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, và quản lý điều hành.

Đầu tư ESG là gì?

Đầu tư ESG là hình thức đầu tư dựa trên 3 yếu tố chính của tiêu chuẩn ESG của một công ty hoặc tổ chức. Nhà đầu tư không chỉ xem xét lợi nhuận kinh tế mà còn quan tâm đến tác động của doanh nghiệp đối với môi trường, xã hội và cách thức quản lý nội bộ. Đầu tư ESG hướng đến việc hỗ trợ các công ty có trách nhiệm và bền vững, góp phần vào sự phát triển lâu dài và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị.

Chi tiết về các yếu tố trong ESG

Environmental (Môi trường)

Yếu tố môi trường trong ESG đánh giá cách doanh nghiệp quản lý các tác động đến môi trường như ô nhiễm, quản lý chất thải, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát thải khí nhà kính, và đối phó với các thách thức như phá rừng và biến đổi khí hậu.

Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rằng, để duy trì khả năng hoạt động và góp phần vào sự bền vững toàn cầu, họ cần phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường thay vì coi đó là chi phí tất yếu của kinh doanh.

Ba yếu tố chính trong ESG
Ba yếu tố chính trong ESG

Social (Xã hội)

Khía cạnh xã hội trong ESG liên quan đến cách doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, và cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động. Các yếu tố như Môi trường phát triển, điều kiện làm việc làm việc, bình đẳng giới, quyền con người và ảnh hưởng đến cộng đồng đều được xem xét.

Mặc dù các yếu tố xã hội thường dễ được đo lường và quan tâm nhiều hơn, nhưng việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và cộng đồng cũng là yếu tố quan trọng không kém trong việc giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp.

Governance (Quản trị doanh nghiệp)

Yếu tố quản trị trong ESG xem xét cách thức doanh nghiệp được quản lý và điều hành. Khía cạnh này bao gồm việc đảm bảo minh bạch trong báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định pháp lý, duy trì sự đa dạng và bình đẳng trong cơ cấu lãnh đạo, và tránh xung đột lợi ích. Quản trị tốt giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý, bảo vệ lợi ích của cổ đông, và duy trì uy tín của công ty.

Trước đây, các yếu tố xã hội và môi trường chỉ được coi là một phần của hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tuy nhiên, với sự gia tăng quan tâm từ các nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên và các bên liên quan khác, báo cáo ESG đã trở nên không thể thiếu. Việc tích hợp ESG vào mô hình kinh doanh không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn tăng cường trách nhiệm giải trình và tạo dựng niềm tin từ cộng đồng và các bên liên quan.

Lịch sử và sự phát triển của ESG

Lịch sử và sự phát triển của ESG đã bắt đầu “nhen nhóm” từ những năm 1960 và mãi đến cuối những năm 2010 và những năm 2020, ESG mới được quan tâm chú ý. Cùng điểm qua các mốc thời gian trong sự hình thành nên tiêu chuẩn ESG.

  • 1960s: Cuốn sách “Mùa xuân vắng lặng” được xuất bản, đánh dấu khởi đầu của phong trào bảo vệ môi trường, kêu gọi các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tác động của họ đối với môi trường.
  • 1987: Ủy ban Brundtland của Liên Hợp Quốc giới thiệu khái niệm “phát triển bền vững”, nhấn mạnh sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • 1992: Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) công bố Cam kết phát triển bền vững của các định chế tài chính tại Hội nghị thượng đỉnh Rio, khuyến khích các tổ chức tài chính tích hợp yếu tố môi trường và xã hội vào hoạt động của họ.
  • 1994: John Elkington giới thiệu khái niệm “Triple Bottom Line” (TBL), đề xuất rằng các doanh nghiệp cần cân bằng giữa tác động xã hội, môi trường và kinh tế.
  • 2001: Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), lần đầu tiên đưa vấn đề này vào một chiến lược riêng biệt nhưng chưa có tiêu chí chung để đo lường.
  • 2004: Thuật ngữ ESG xuất hiện trong báo cáo “Who Cares Wins” của Liên Hợp Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý môi trường, xã hội và quản trị trong việc gia tăng giá trị cổ đông và thúc đẩy phát triển bền vững.
  • 2006: Các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) được khởi xướng, theo sau đó là sự ra đời của Sáng kiến Sở Giao dịch Chứng khoán Bền vững (SSEI).
  • Bước vào thập niên 20, các doanh nghiệp đã chú trọng và đầu tư hơn trong xây dựng ESG

Lợi ích và tác động của áp dụng ESG trong doanh nghiệp

Lợi ích khi áp dụng ESG trong doanh nghiệp

Áp dụng ESG mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, không chỉ giúp duy trì sự phát triển bền vững mà còn mở ra cơ hội mới cho thành công lâu dài. Cụ thể:

  • Hấp dẫn nhà đầu tư: Thực hành ESG cải thiện cách mà doanh nghiệp được định giá và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. ESG cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư chọn lựa những công ty có chiến lược bền vững và có khả năng tạo ra giá trị lâu dài, đồng thời góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu.
  • Tăng cường uy tín và thiện cảm: Doanh nghiệp áp dụng ESG thường được khách hàng, nhân viên và các bên liên quan đánh giá cao hơn. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ từ các doanh nghiệp có cam kết phát triển bền vững.
  • Giảm rủi ro: Việc áp dụng các tiêu chí ESG giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro liên quan đến pháp lý, tài chính, danh tiếng và an ninh.
  • Tăng hiệu quả hoạt động: ESG giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tiết kiệm tài nguyên thông qua các hoạt động bền vững và quản lý tốt hơn.
  • Khai thác các cơ hội mới trên thị trường, từ sản phẩm và dịch vụ đến các lĩnh vực kinh doanh mới.
  • Đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường, tạo ra ảnh hưởng tích cực lâu dài.
Lợi ích khi áp dụng ESG trong doanh nghiệp
Lợi ích khi áp dụng ESG trong doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư vào ESG?

Đầu tư vào ESG mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Khoảng 80% các tập đoàn hàng đầu thế giới đã báo cáo về các nguy cơ liên quan đến biến đổi khí hậu, và dự đoán rằng các sự kiện khí hậu có thể gây thiệt hại lên tới 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Đầu tư vào ESG đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu các rủi ro này và bảo vệ doanh nghiệp khỏi những tổn thất tiềm tàng.

Ngoài khía cạnh quản lý rủi ro, đầu tư vào ESG còn mang lại lợi ích tài chính đáng kể. Một nghiên cứu của MSCI đã chỉ ra rằng các công ty có xếp hạng ESG cao thường có khả năng sinh lời tốt hơn và ít gặp rủi ro hơn trong các giai đoạn suy thoái. Các công ty với xếp hạng ESG ưu việt thường đạt được lợi nhuận cao hơn và có khả năng trả cổ tức tốt hơn so với các đối thủ có xếp hạng ESG thấp. Hơn nữa, những công ty này thường trải qua ít sự kiện rủi ro nghiêm trọng hơn trong thời kỳ kinh tế khó khăn, chứng minh rằng việc đầu tư vào ESG không chỉ là lựa chọn bền vững mà còn là một chiến lược tài chính thông minh.

Thách thức khi áp dụng ESG

Áp dụng ESG trong doanh nghiệp mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng không thiếu thách thức. Một số khó khăn chính có thể kể đến:

– Thiếu đồng nhất trong các tiêu chuẩn và hướng dẫn gây ảnh hưởng đến triển khai ESG và tính đồng nhất trong việc báo cáo, đánh giá hiệu quả ESG.

– Tiệc thu thập dữ liệu chính xác và toàn diện về môi trường, xã hội và quản trị có thể gặp khó khăn, đặc biệt đối với các công ty không có hệ thống quản lý dữ liệu tiên tiến. Điều này có thể làm giảm độ tin cậy của báo cáo và ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.

– Tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp đòi hỏi một cam kết mạnh mẽ và sự thay đổi văn hóa tổ chức. Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và nâng cao nhận thức về ESG cho nhân viên, đồng thời điều chỉnh quy trình và chính sách nội bộ để phù hợp với các tiêu chuẩn ESG.

Các bước doanh nghiệp triển khai ESG

Triển khai ESG trong doanh nghiệp đòi hỏi một quy trình chiến lược và đồng bộ. Doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau để bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn ESG:

Bước 1: Đảm bảo sự đồng thuận và cam kết của tất cả các cấp trong tổ chức

Bước 2: Xác định các yếu tố ESG phù hợp với doanh nghiệp

Bước 3: Thu thập dữ liệu và đánh giá hiện trạng ESG

Bước 4: Xác định các cơ hội cải thiện và đánh giá tính trọng yếu

Bước 5: Xác định mục tiêu ESG phù hợp, rõ ràng và cụ thể đối với doanh nghiệp

Bước 6: Lên kế hoạch hành động chi tiết

Bước 7: Triển khai kế hoạch, đánh giá và theo dõi kết quả

Thực trạng và thách thức khi ứng dụng ESG tại doanh nghiệp Việt Nam

Theo báo cáo của PwC về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022, 80% doanh nghiệp đã thể hiện cam kết hoặc kế hoạch triển khai ESG trong vòng 2-4 năm tới. Trong đó, 57% các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG, và 58% các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam dự định cam kết ESG trong thời gian gần.

Tuy nhiên, sự ưu tiên của các yếu tố ESG còn khác biệt, với yếu tố Quản trị (G) được 62% doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu, trong khi Môi trường (E) chỉ chiếm 22% và Xã hội (S) là 16%.

Thực trang ứng dụng ESG tại doanh nghiệp Việt Nam
Thực trang ứng dụng ESG tại doanh nghiệp Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã triển khai các chính sách và quy định liên quan đến các yếu tố ESG (Môi trường, Xã hội, và Quản trị) để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (số 72/2020/QH14), được thông qua bởi Quốc hội vào ngày 03/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/02/2021, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ môi trường, đồng thời sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài ra, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đề ra yêu cầu rằng các công ty phải thực hiện các cam kết và hoạt động nhằm cải thiện điều kiện sống, việc làm, thu nhập và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Những quy định này nhằm hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam.

Bài viết trên đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc về ESG là gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tiêu chuẩn ESG và có sự chuẩn bị cho doanh nghiệp mình trong tương lai.

Là đơn vị đi đầu trong việc phát triển điện mặt trời, Intech Energy đã và đang đóng góp hết mình cho sự phát triển bền vững của xã hội. Ngoài áp dụng các tiêu chí Môi trường – Xã hội – Quản trị trong ESG, chúng tôi còn là đơn vị đồng hành của nhiều khách hàng trên con đường phát triển bền vững. Thông qua việc xanh hóa nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, tín chỉ carbon,….

Chia sẻ:

Trịnh Hạnh
Trịnh Hạnh
Với niềm đam mê viết về giá trị của cuộc sống xanh và năng lượng sạch. Trịnh Hạnh – Chuyên viên Content Marketing tại INTECH ENERGY hi vọng sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất, hỗ trợ khách hàng lựa chọn hệ thống điện mặt trời tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Thông tin liên hệ

Lô 5+6 KCN Lai Xá - Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội

0966.966.819

cskh@intechenergy.vn

Liên Hệ Với INTECH ENERGY