Khí CO2 là gì? Tác động và Giải pháp giảm thiểu khí CO2

Theo Dõi Intech Energy Trên

CO2 là gì? Khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong chu trình carbon và quá trình quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao do các hoạt động công nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch đã trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường và cuộc sống con người. 

Tổng quan về khí CO2

Khí CO2 là gì? 

Khí CO2 hay carbon dioxide, là một hợp chất hóa học gồm một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxy, có công thức hóa học là CO2. Nó là một loại khí không màu, không mùi và tồn tại tự nhiên trong khí quyển. CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp của sinh vật và quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.

Khí CO2 hay carbon dioxide tồn tại tự nhiên trong khí quyển
Khí CO2 hay carbon dioxide tồn tại tự nhiên trong khí quyển

Nguồn gốc của khí CO2

Trong tự nhiên, CO2 được sinh ra từ các quá trình như núi lửa phun trào, giải phóng lượng lớn khí CO2 vào khí quyển. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển hóa năng lượng từ hô hấp của động thực vật cũng sản sinh ra CO2.

Ngoài ra, các hoạt động nhân tạo như đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) trong các nhà máy, phương tiện giao thông, sản xuất công nghiệp cũng là những nguồn phát thải CO2 chính. Những hoạt động này đã làm tăng đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Vai trò quan trọng của khí CO2 trong chu trình carbon

CO2 đóng vai trò quan trọng trong chu trình carbon, một quá trình tự nhiên điều hòa lượng carbon trong khí quyển và môi trường sống. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ CO2 từ không khí, chuyển hóa thành năng lượng và giải phóng oxy, tạo điều kiện cho sự sống phát triển. Đồng thời, khi sinh vật hô hấp hoặc phân hủy, CO2 lại được thải vào khí quyển, duy trì sự cân bằng carbon. Ngoài ra, CO2 còn hòa tan vào nước biển, tham gia vào quá trình hình thành các hợp chất carbonat, giúp điều chỉnh độ pH của đại dương và tạo ra nguồn cung cấp carbon cho sinh vật biển. Như vậy, CO2 không chỉ là sản phẩm của các quá trình tự nhiên mà còn là yếu tố không thể thiếu trong chu trình carbon, đảm bảo sự cân bằng sinh thái trên Trái Đất.

Tác động của khí CO2 đối với môi trường sống và con người

Theo Báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong năm 2023 lượng phát thải khí CO2 từ ngành năng lượng toàn cầu là 37,4 tỷ tấn (tăng 1,1%) và cao hơn kỷ lục trước đó vào năm 2022 là 410 triệu tấn. Lượng CO2 tăng cao do các hoạt động của con người đã dẫn đến nhiều vấn đề môi trường và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.

Để xây dựng một môi trường sống tốt đẹp và phát triển bền vững, con người đang hướng tới việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, Governance). Đây là bộ tiêu chuẩn giúp đánh giá và định hướng các hoạt động doanh nghiệp, tập trung vào bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, và quản trị minh bạch, góp phần vào sự phát triển toàn diện và lâu dài.

Hiệu ứng nhà kính 

Khí CO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính hàng đầu hiện nay. Quá trình này bắt đầu khi bức xạ từ mặt trời xuyên qua bầu khí quyển và chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Sau khi mặt đất hấp thụ năng lượng này, nó nóng lên và phát ra bức xạ hồng ngoại, phần lớn trong số đó bị khí CO2 trong khí quyển hấp thụ, khiến nhiệt độ không khí tăng lên.

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 hoạt động như một lớp kính bao quanh Trái Đất, giữ lại nhiệt và khiến hành tinh nóng lên như trong một nhà kính khổng lồ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu ứng này đã góp phần làm nhiệt độ toàn cầu tăng đáng kể, và theo dự đoán của các nhà khoa học, trong vòng nửa thế kỷ tới, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm từ 1,5 đến 4,5°C.

Ô nhiễm không khí

Sự gia tăng nhiệt độ từ hiệu ứng nhà kính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm thay đổi cấu trúc khí hậu, dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, bão lũ. Ngoài ra, CO2 ảnh hưởng đến chất lượng không khí bằng cách tạo ra hiện tượng nghịch nhiệt, giữ lại các chất ô nhiễm khác ở tầng thấp của khí quyển, làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí.

Hiện nay, các nước trên thế giới đang chung tay kêu gọi bảo vệ môi tường bằng cách xây dựng mạng lưới tín chỉ CarbonCơ chế này khuyến khích giảm lượng khí thải nhà kính, thúc đẩy phát triển các dự án bền vững và hợp tác quốc tế, góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Mưa axit

Đây là một tác động gián tiếp nhưng nguy hiểm khác của khí CO2. Mặc dù CO2 không trực tiếp gây ra mưa axit, nhưng nó liên quan chặt chẽ đến các khí gây mưa axit như SO2 (lưu huỳnh đioxit) và NOx (các oxit nitơ). Khi các khí này kết hợp với hơi nước trong khí quyển, chúng tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3), hai thành phần chính của mưa axit.

Mưa axit khi rơi xuống làm tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên, ăn mòn các công trình xây dựng, làm hư hại đất đai và nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp và đời sống của sinh vật.

Ngoài ra, mưa axit còn tác động tiêu cực đến các khu vực rừng, làm giảm khả năng quang hợp của cây cối, gây ra hiện tượng suy thoái rừng. Sự kết hợp giữa hiệu ứng nhà kính do CO2 gây ra và mưa axit tạo nên một vòng xoáy nguy hiểm, làm tăng thêm những thách thức về môi trường mà con người đang phải đối mặt.

Tác động đến sức khỏe con người

CO2 có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt khi nồng độ trong không khí tăng cao. Ở mức bình thường, CO2 là một phần của không khí chúng ta hít thở, nhưng khi mức độ này vượt quá ngưỡng an toàn, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hít phải khí CO2 ở nồng độ cao có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, khó thở, và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể gây ngất xỉu hoặc thậm chí tử vong do ngạt thở.

Ngoài ra, việc gia tăng CO2 trong không khí còn làm tăng nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ cao, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Những tác động này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất con người mà còn có thể gây ra căng thẳng tâm lý, góp phần làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Biện pháp giảm thiểu phát thải khí CO2

Sử dụng năng lượng tái tạo

Lựa chọn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, và sinh khối,.. góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Thay vì sử dụng năng lượng hóa thạch mà chuyển sang năng lượng tái tạo không chỉ giúp giảm lượng CO2 phát thải mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Sử dụng năng lượng tái tạo giảm thiểu phát thải khí CO2
Sử dụng năng lượng tái tạo giảm thiểu phát thải khí CO2

>>Xem thêm: Lối thoát nào cho điện năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng tại Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng

Sử dụng năng lượng hiệu quả hơn trong các hoạt động hàng ngày, từ sinh hoạt đến sản xuất công nghiệp, sẽ giúp giảm lượng nhiên liệu cần đốt cháy, từ đó giảm phát thải CO2. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng bao gồm:

  • Sử dụng thiết bị điện hiệu suất hoạt động cao
  • Tắt các thiết bị điện không cần thiết
  • Áp dụng công nghệ thông minh trong quản lý năng lượng
  • Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện năng

Ngoài ra, việc thay đổi thói quen sử dụng điện của cá nhân, như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng hoặc ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng, cũng góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm năng lượng.

Trồng cây xanh

Cây xanh sử dụng CO2 trong quá trình quang hợp để tạo ra oxy và năng lượng cần thiết cho sự sống. Do đó, việc trồng nhiều cây xanh hơn, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và công nghiệp, sẽ giúp hấp thụ lượng CO2 lớn từ khí quyển, giảm hiệu ứng nhà kính và cải thiện chất lượng không khí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối rừng trung bình từ 66,20 tấn/ha ở cây 5 tuổi đến 292,39 tấn/ha ở cây 12 tuổi.

Việc bảo vệ rừng và mở rộng diện tích rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng carbon trên toàn cầu. Các chiến dịch trồng rừng, tái trồng rừng, và bảo vệ rừng nguyên sinh đang được thúc đẩy mạnh mẽ trên khắp thế giới để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Bài viết trên đã phần nào giúp hiểu hơn về CO2 là gì. Khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong chu trình carbon nhưng nó cũng lại là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Để giảm thiểu tác động của CO2, việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, và trồng cây xanh là những giải pháp hiệu quả và bền vững.

Chia sẻ:

Trịnh Hạnh
Trịnh Hạnh
Với niềm đam mê viết về giá trị của cuộc sống xanh và năng lượng sạch. Trịnh Hạnh – Chuyên viên Content Marketing tại INTECH ENERGY hi vọng sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất, hỗ trợ khách hàng lựa chọn hệ thống điện mặt trời tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Thông tin liên hệ

Lô 5+6 KCN Lai Xá - Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội

0966.966.819

cskh@intechenergy.vn

Liên Hệ Với INTECH ENERGY