Trong Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt vào tháng 5 năm 2023, điện mặt trời mái nhà là một trong những mục được ưu tiên phát triển. Tuy vậy, sự thiếu thống nhất về cơ chế, hướng dẫn của các bộ ngành đã khiến các doanh nghiệp lúng túng. Kỳ vọng về một cơ chế cụ thể, rõ ràng về lắp điện mặt trời áp mái vì thế đang là mong muốn chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Lợi ích thấy rõ của phát triển điện mặt trời mái nhà
Phát triển lắp đặt điện mặt trời nói chung, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà xưởng công nghiệp nói riêng được đánh giá là mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, địa phương cũng như ngành điện quốc gia. Thực tế, việc được nhấn mạnh ưu tiên phát triển trong quy hoạch điện 8 cũng đã minh chứng cho điều này.
- Lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái cho các nhà xưởng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được hóa đơn tiền điện, đồng thời có được chứng chỉ xanh – được xem như “giấy thông hành” để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản xanh của các nước xuất khẩu.
- Đối với địa phương, việc phủ rộng điện năng lượng mặt trời góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ phát thải, giảm tiếng ồn, giúp bảo vệ môi trường, hướng đến kiến tạo cuộc sống xanh bền vững.
- Trong khi đó, đối với ngành điện, việc phát triển điện mặt trời mái nhà sẽ là giải pháp góp phần giảm áp lực cung ứng điện cho ngành một cách hiệu quả, mang tính lâu dài.
Lợi ích thấy rõ như thế, nhưng tại sao hiện vẫn rất nhiều doanh nghiệp đang mòn mỏi chờ cơ chế, hướng dẫn lắp điện mặt trời mái nhà từ các bộ ngành?
Sự thiếu thống nhất về cơ chế, hướng dẫn lắp điện mặt trời mái nhà
Đây được cho là lý do chính dẫn đến tình trạng được nêu trên. Chia sẻ về vấn đề điện mặt trời cho doanh nghiệp, ông Thái Thanh Phong – Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Nai cho biết, 3 năm qua, tỉnh Đồng Nai ( tỉnh được phân bổ nguồn ĐMT mái nhà cao nhất cả nước) có nhiều văn bản báo cáo, kiến nghị hướng dẫn quy trình, điều kiện, thủ tục lắp đặt điện mặt trời phục vụ sản xuất tại chỗ, nhưng mỗi bộ, ngành (điện lực, công an, xây dựng, môi trường…) lại hướng dẫn, yêu cầu theo một cách khác nhau khiến doanh nghiệp rất khó đáp ứng.
Trong khi đó, cũng theo ông Phong, do yêu cầu về sản phẩm xuất khẩu từ các nước nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp chọn phương án tự lắp đặt điện mặt trời có pin lưu trữ. Nhưng giải pháp này khá tốn kém. Do đó, đa phần các doanh nghiệp vẫn muốn có một hướng dẫn chung thống nhất về phát triển điện mặt trời áp mái để có thể áp dụng.
Doanh nghiệp chờ đợi một cơ chế cụ thể, rõ ràng
Trước sự thiếu thống nhất về cơ chế, hướng dẫn từ các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp chia sẻ mong muốn được tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn thủ tục cụ thể hơn cho việc phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà.
Ông Hoàng Văn Quốc Chương – Phó Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ mong muốn các cấp chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn thủ tục về giấy phép môi trường, giấy phép xây dựng, phòng cháy và chữa cháy… Vì hiện công ty đang triển khai 2 dự án năng lượng tái tạo đáp ứng được lần lượt 28% và 50% điện cho lần lượt 2 nhà máy tại Long Thành và Biên Hòa, nên rất cần các cơ chế rõ ràng.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định:
“Doanh nghiệp rất vui mừng vì Quy hoạch điện VIII được phê duyệt và mong muốn Chính phủ nhanh chóng ban hành về mặt cơ chế, hướng dẫn để đầu tư, đáp ứng được trách nhiệm môi trường từ các nước nhập khẩu đang yêu cầu; thực hiện đúng lộ trình tăng trưởng xanh, phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, hay giải quyết chi phí năng lượng…”
Cũng liên quan đến vấn đề đầu tư hệ thống điện mặt trời, ông Hà Mạnh – Tổng Giám đốc Điều hành Công ty May 10 thắc mắc về việc: Liệu có yêu cầu về tổng duyệt toàn bộ nhà máy khi doanh nghiệp đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời không? Và nếu có thì liệu nó có phù hợp không khi dự kiến sẽ phát sinh nhiều chi phí.
Có thể nói, điện mặt trời mái nhà mang đến nhiều lợi ích cho các bên, nhưng chúng ta sẽ cần phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ và rõ ràng hơn để các bộ ngành hướng dẫn và các doanh nghiệp hiểu rõ, tuân thủ, tránh tình trạng vướng mắc, chồng chéo như hiện nay.
Xem thêm: