Lắp điện mặt trời tại Việt Nam
Việt Nam chúng ta là một nước thuộc khu vực nhiệt đới, được thiên nhiên vô cùng ưu đãi với số giờ nắng trung bình cao, có đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam với hơn 3000km. Đây được xem là điều kiện lý tưởng để chúng ta phát triển các ngành năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, điện thuỷ triều,…Đặc biệt, Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, có hàng triệu m2 mái nhà xưởng bỏ trống có thể triển khai lắp đặt tấm pin mặt trời trên đó mang lại nhiều giá trị như giảm nhiệt độ bên dưới, tiết kiệm chi phí sử dụng điện, bảo vệ môi trường nhờ giảm phát thải khí cac-bon và tạo thêm thu nhập cho các doanh nghiệp từ việc cho thuê mái nhà xưởng.
Tiềm năng phát triển điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam vô cùng lớn
Khó khăn gặp phải khi triển khai lắp đặt điện mặt trời
Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về chính sách, văn bản hướng dẫn không đồng nhất và phát triển quá ồ ạt dẫn đến quá tải đường dây gây thất thoát lãng phí cho doanh nghiệp đầu tư; mặt khác nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện lớn và có mong muốn lắp đặt để tự dùng thì lại chưa thể lắp đặt.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố các số liệu chính thức, sáu tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 128,51 tỷ kWh, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) huy động đạt 14,69 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 11,4%. Riêng điện mặt trời mái nhà, đến 14/12/2021 đã có 104.282 dự án được lắp đặt, tổng công suất 9.580 MWp, sản lượng phát lên lưới hơn 3,57 tỷ MWh. Nếu giá lắp đặt điện mặt trời mái nhà trung bình 13 triệu đồng/kWp thì tổng số tiền đầu tư đã gần 125 nghìn tỷ (tương đương khoảng 5.4 tỷ USD), khoảng 1,2 tỷ đồng cho một công trình.
Thống kê công suất lắp đặt các hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam tính đến hết năm 2021
Cơ chế thay đổi không đồng nhất
Trên thực tế, với công suất lắp đặt các hệ thống điện mặt trời trên cả nước nhiều như vậy nhưng sản lượng điện sinh ra từ các hệ thống lại không được như mong đợi. Trên thực tế, trong giai đoạn trước ngày 01/01/2021 khi mà cơ chế giá FIT2 chính thức hết hiệu lực dẫn đến các cuộc chạy đua lắp đặt hệ thống điện mặt trời để sao cho kịp hưởng giá mua điện FIT 2 dẫn đến tình trạng có quá nhiều hệ thống được nối với điện dẫn đến quá tải điểm đấu nối và đường dây tải điện. Chính vì vậy, có nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà đã phải cắt giảm công suất phát từ 30-50% công suất lắp đặt, thậm chí có những dự án chỉ được phát lên lưới điện 30% gây thất thoát lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Giải pháp xây dựng cơ chế tạm thời
Để đưa ra cái nhìn đúng đắn và giải quyết thực trạng này, Bộ Công Thương và đại diện là EVN đã tạm dừng ghi nhận sản lượng phát lên lưới từ các hệ thống điện mặt trời và cơ chế khuyến khích giá mua điện FIT3 (có thể có) cho đến nay đã hơn một năm vẫn còn bỏ ngỏ.
Chúng ta là một nước phát triển sau nên cần học hỏi theo mô hình các nước phát triển đã từng làm như một số nước trước khi phát triển điện mặt trời công suất lớn đã ưu tiên lắp đặt điện mặt trời công suất nhỏ, ví dụ tiêu biểu là Nhật Bản từ hơn 20 năm trước đã khuyến khích từng gia đình lắp đặt điện mặt trời công suất khoảng 3-7 kWp để tự dùng. Việc này rất hiệu quả, mang lại giá trị về mặt kỹ thuật và kinh tế lớn, khuyến khích người dân tự bỏ vốn đầu tư, đồng thời dễ lắp đặt bộ lưu trữ điện cho hệ thống điện mặt trời.
Intech Energy lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình tự dùng
Giải pháp thực tế
Đây là cách làm vô cùng đúng đắn vì nó giúp giải toả công suất cục bộ có thể giải thích như sau: các hệ thống điện mặt trời sẽ sản sinh ra lượng công suất để ưu tiên cấp cho phụ tải của hộ gia đình sử dụng trước, nếu có phần điện dư phát lên lưới sẽ truyền tải tự nhiên để cấp cho các hộ gia đình gần đó mà không phải truyển tải đi quá xa như các trang trại điện mặt trời lớn phải phát hết lên lưới điện truyền tải rồi mới phân phối đi các nơi qua đường dây cao áp. Đặc biệt mở rộng hơn, đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất có nhà xưởng lớn và nhu cầu sử dụng điện lớn thì giải pháp lắp đặt điện mặt trời để tự dùng cần ưu tiên và khuyến khích hơn rất nhiều so với việc khuyến khích các dự án lớn phát triển. Nhật Bản đã cho chúng ta thấy việc làm của họ giúp Chính Phủ tiết kiệm rất nhiều chi phí hàng năm để nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống truyền tải điện năng của nình, trong khi các hộ gia đình và chủ đầu tư lắp điện mặt trời có thể tự chủ về cung cấp điện và phát triển ngành năng lượng tái tạo này một cách bền vững.
Cơ chế độc quyền còn cản trở?
Câu hỏi đặt ra cho các cơ quan, chuyên môn mà đặc biệt là EVN bây giờ đó là nên ưu tiên phát triển các dự án điện mặt trời quy mô lớn hay khuyến khích phát triển các hộ gia đình, doanh nghiệp , cơ sở sản xuất với mục đích tự dùng? Đây vẫn và một vấn đề cần tranh luận và xin ý kiến của nhiều cơ quan, bộ phận có thẩm quyền nhưng theo dự thảo về Quy hoạch điện VIII đã điều chỉnh tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo so với tổng công suất lắp đặt toàn quốc, đến năm 2030 là 24,3-25,7% và đến năm 2045 là 26,5-28,4%. Điều đó được xem như là đang đi ngược lại so với xu thế phát triển năng lượng toàn cầu khi mà các dự án năng lượng hoá thạch ( nhiệt điện khí đốt,..) đang dần bị đào thải vì vấn đề ô nhiễm môi trường.
Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo của các nước trên Thế giới
>>Xem thêm: Lợi ích khi lắp đặt điện mặt trời tại các nhà hàng khách sạn, khu resort nghỉ dưỡng tại Việt Nam
Chúng ta vẫn có niềm tin rằng, một ngày không xa Việt Nam chúng ta sẽ trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển năng lượng tái tạo thuộc top đầu trên thế giới và không bị lãng phí các nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng.