Chi phí tiền điện hàng tháng của hộ gia đình và doanh nghiệp
Giá điện tăng qua các năm khiến cho hộ gia đình và các doanh nghiệp băn khoăn tìm cách thích ứng. Cụ thể với việc tăng giá điện và tăng cao vào các khung giờ cao điểm thì doanh nghiệp tính toán đến phương án tăng ca vào giờ thấp điểm và ca đêm. Nhưng giải pháp này cũng không thực sự khả quan vì phải trả thêm lương và rất khó để ép công nhân làm việc vào ca đêm.
Một giải pháp được tính đến đó là sử dụng năng lượng tái tạo cụ thể là điện mặt trời. Doanh nghiệp và hộ gia đình có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời phù hợp với nhu cầu của mình. Thứ nhất có thể cắt giảm chi phí sử dụng điện. Thứ hai có thể bán lượng điện dư thừa cho EVN để bù đắp chi phí.
Với sự thay đổi lớn về công nghệ, chi phí để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời ngày càng thấp và hiệu suất của hệ thông ngày càng tăng. Điện mặt trời là một giải pháp hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp cũng như hộ gia đình đang tính đến.
Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhận thấy tiềm năng cũng như lợi ích của hệ thống điện mặt trời, cuối tháng 8/2020, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 37-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo so với công suất cực đại của hệ thống điện thành phố phấn đấu đạt tối thiểu 15% trong giai đoạn 2025 – 2030. Đối với lắp đặt điện mặt trời tại TPHCM, ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái.
Các chính sách phát triển điện mặt trời
Cùng điểm lại các chính sách khuyến khích sự phát triển của năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng:
- Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg (“quyết định 11”) vào ngày 11 tháng 4 năm 2017 để hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời. Quyết định có hiệu lực ngày 1/6/2017. Cụ thể giá FIT1 mua điện mặt trời là 9,35UScent/kWh.
- Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg (“quyết định 13”) vào ngày 6 tháng 4 năm 2020 với giá mua điện mặt trời FIT2 từ 7,69UScent/kWh , 7,09UScent/kWh và 8,38UScent/kWh tương ứng với điện mặt trời nổi, điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời mái nhà.
>>Xem thêm: Pin lithium-ion là gì?
Thành quả trong thời gian qua
Tính đến ngày 31/12/2020, ngày cuối cùng của chương trình mua điện mặt trời với giá cố định đợt 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác nhận đã có tổng cộng 9,3 GWp (hay 7,4 GW) công suất điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; đã được lắp đặt hơn 101.000 hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình, các cơ sở thương mại và lắp đặt điện mặt trời cho doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Đây không phải là lần đầu tiên ngành năng lượng tái tạo Việt Nam đã khiến những người hoài nghi phải bất ngờ. Năm 2019, Việt Nam đã có màn ra mắt ấn tượng, ghi dấu vào bức tranh năng lượng bền vững của khu vực khi phát triển được 4,5 GW công suất điện mặt trời quy mô lớn trong vòng chưa đầy hai năm. Hiện nay, với công suất 16,5 GW, điện mặt trời đã chiếm 1/4 công suất hệ thống điện quốc gia, theo EVN.
>>Xem thêm: Công nghệ lưu trữ năng lượng
Kết luận
Năng lượng tái tạo nói chung hay điện mặt trời nói riêng là xu hướng chung của toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Với những lợi ích to lớn đã được kiểm chứng năng lượng tái tạo là năng lượng sạch và bền vững để con người hướng đến tương lai. Nhờ có những cơ chế khuyến khích kịp thời. Điện mặt trời tại Việt Nam đã bùng nổ thực sự phản ánh qua những thành quả ấn tượng.
Cùng hy vọng với những cơ chế quản lý và khuyến khích tiếp theo, điện mặt trời lại tiếp tục được đầu tư và phát triển bền vững hơn nữa. Intech Energy vinh dự và tự hào khi được đồng hành cùng quý khách hàng xây dựng và đầu tư các hệ thống điện mặt trời trên toàn quốc với phương châm: Kiến tạo cuộc sống xanh!