Quy hoạch điện 8 sau 2 năm xây dựng một cách cẩn trọng và liên tục, nhiều giới chuyên gia và nhà đầu tư đang hết sức kỳ vọng vào quy hoạch này. Cùng Intech Energy tìm hiểu chi tiết về quy hoạch điện 8 trong bài viết dưới đây.
Quy hoạch điện 8 là gì?
Quy hoạch điện 8 là quy hoạch nằm trong kế hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam trong một khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2030, với tầm nhìn và mục tiêu xa hơn đến năm 2050. Đây là bộ khung chiến lược quan trọng để hướng dẫn phát triển và quản lý cho ngành điện lực trong tương lai.
Dự thảo quy hoạch điện 8 tập trung vào một số khía cạnh quan trọng trong ngành điện lực, bao gồm sản xuất điện, quá trình truyền tải và điều phối điện. Mục tiêu chính của quy hoạch 8 là đảm bảo nguồn cung cấp điện một cách ổn định, bền vững và đáng tin cậy, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Tầm quan trọng của quy hoạch điện 8
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một tài liệu quan trọng đối với phát triển ngành điện ở Việt Nam. Quy hoạch điện 8 phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt thông qua Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023.
Với mục tiêu đến năm 2030, 50% nhà dân và tòa nhà công sở sử dụng điện năng lượng mặt trời, quy hoạch điện 8 cho thấy quy mô và tầm quan trọng của nó, góp phần:
- Định hướng phát triển rõ ràng: Quy hoạch điện 8 xác định rõ chiến lược phát triển và hướng đi của ngành điện lực trong tương lai, đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, bền vững, an toàn và đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Quy hoạch điện 8 chú trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng điện, bao gồm đường dây truyền tải, các nhà máy điện và hệ thống phân phối. Nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện hiệu quả, đáng tin cậy và tiếp cận dịch vụ điện trên các vùng miền khác nhau của Việt Nam.
- Quản lý và sử dụng tài nguyên năng lượng điện: Quy hoạch điện 8 xác định rõ việc sử dụng các nguồn điện tiềm năng, đồng thời đưa ra các giải pháp và công nghệ tiên tiến nhất để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và tiết kiệm năng lượng.
- Đảm bảo an ninh năng lượng và ổn định điện lực: Quy hoạch điện 8 tập trung vào việc xây dựng và cải thiện hệ thống truyền tải cũng như phân phối điện, đảm bảo khả năng kết nối và truyền tải điện linh hoạt, nhanh chóng hiệu quả.
Chính phủ đang làm gì để hỗ trợ quy hoạch điện 8
Quy hoạch điện VIII có nội dung rộng, đa dạng; toàn diện cùng khối lượng công việc rất lớn; phạm vi thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Để thực hiện thành công Quy hoạch này, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp cụ thể và chi tiết, bao quát tất cả các nội dung. Đồng thời hoàn thiện khung pháp lý về phát triển điện.
Chính phủ giao Bộ Công Thương cùng các bộ ban ngành liên quan hoàn thiện và trình Chính Phủ về Luật Điện Lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo trong thời gian sớm nhất để trình Quốc Hội phê duyệt trong năm 2024. Ngoài ra các chính sách về mua bán điện trực tiếp cũng được hỗ trợ hoàn thiện. Điều này tạo sự thúc đẩy phát triển mạnh mẽ việc sử dụng điện năng lượng tái tạo, tách bạch vai trò quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh.
Khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa năng lượng hóa thạch. Chính phủ cũng tạo điều kiện để xây dựng đội ngũ chuyên gia có cơ hội cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ về năng lượng sử dụng cho phát điện.
Cung cấp đủ nguồn lực về tài chính, đưa ra các giải pháp về nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực mà vẫn đảm bảo cạnh tranh trong thị trường điện.
Trong những năm qua, Chính phủ cũng đã và đang đẩy mạnh thực hiện cải cách thể chế – một trong ba khâu đột quá quan trọng, tuy vậy, môi trường pháp lý hiện nay vẫn là rào cản để khơi thông và thúc đẩy các động lực phát triển của nền kinh tế.
Quy hoạch điện 8 – Thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo
Theo các chuyên gia, Điểm đáng chú ý nhất của Quy hoạch điện 8 chính là việc ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo. Theo quy hoạch này, tỉ lệ điện tái tạo sẽ rơi vào khoảng 30,9 – 39,2% (năm 2030) và mục tiêu tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 – 71,5% (năm 2050). Quy hoạch điện 8 hứa hẹn một sự đột phá, thúc đẩy sự phát triển mạnh của năng lượng tái tạo của Việt Nam trong thời gian tới.
Tiến sỹ Ngô Tuấn Kiệt – Viện trường Viện Công Nghệ Năng lượng, một trong những thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện 8 khẳng định: Quy hoạch lần này được xây dựng rất kỹ với nhiều nội dung mang tính đột phá. Quy hoạch điện 8 được phê duyệt giúp đảm bảo nguồn điện kịp thời, giảm nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2025-2030.
Một trong những điểm mới của Quy hoạch điện 8, là việc tập trung phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% nhà dần và các tòa nhà công sở sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Trong tương lai, nếu nhà nhà lắp điện năng lượng mặt trời thì điện năng tiêu thụ sẽ ưu tiên cho những hộ lắp đặt, lượng dư thừa được bán ra,. Các cơ quan, công sở làm việc đúng thời điểm điện mặt trời có khả năng phát cao nhất. Điều này giúp tận dụng tối đa lợi ích của nguồn năng lượng này.
Cùng với việc đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong nước, Quy hoạch điện 8 cũng xác định mục tiêu phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện từ năng lượng tái tạo đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW.
Năng lượng sạch là xu hướng toàn cầu
Việc Việt Nam xây dựng bản đồ năng lượng theo hướng ưu tiên năng lượng tái tạo đang đi đúng theo xu hướng chung của thế giới. Việc phát triển năng lượng sạch là chiến lược được nhiều quốc gia tập trung đầu tư từ trước đó khá lâu và ngày càng trở thành một cuộc chiến thực thụ.
Với việc sản xuất 90% sản lượng năng lượng tái tạo, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất đang dẫn đầu khu vực Trung Đông trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ( Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings).
“Năng lượng tái tạo đang tiến bộ và tăng tốc cực kỳ nhanh chóng. Tất nhiên, chúng ta không thể vội vàng dừng hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch và chỉ phụ thuộc vào năng lượng tái tạo mà chúng ta cần một quá trình chuyển đổi. Quá trình này cần thời gian diễn ra công bằng và thực tế vì không phải tất cả các quốc gia đều có nguồn lực như nhau. UAE đã chi khoảng 150 tỷ USD để tăng cường các cơ sở sản xuất năng lượng sạch” Bà Mariam Almeria – Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu và môi trường UAE cho biết.
Còn tại Trung Quốc, quốc gia sản xuất điện top đầu thế giới, nhu cầu về điện đã phục hồi đáng kể sau thời kỳ đại dịch COVID-19, do tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu sử dụng điện năm 2021 tại Trung Quốc chứng kiến mức tăng hơn 13% so với năm 2019.
Hiện tại, mạng lưới phân phối điện tại quốc gia tỷ dân này dựa vào nhiều nguồn năng lượng khác nhau như: thủy điện, nhiệt điện, năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Trong suốt quá trình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhiệt điện vẫn là nguồn sản xuất điện chính, chiếm khoảng trên dưới 70% sản lượng điện của quốc gia này. Tuy nhiên, hiện nay các nguồn năng lượng tái tạo đang chiếm tỷ trọng ngày càng gia tăng trong tổng sản lượng điện của Trung Quốc.
Năng lượng sạch từ tự nhiên đã trở thành xu hướng chung của thế giới trong tương lai. Đặc biệt, theo Ember trong thập kỷ qua, tổng sản lượng điện từ gió và mặt trời tăng trung bình 20%/năm – một kỷ lục khá ấn tượng.
Năng lượng gió và năng lượng mặt trời là những năng lượng sạch, phát triển nhanh nhất khi lần đầu tiên vào năm 2021 tạo ra 10,3% điện năng toàn cầu, gấp đôi so với năm 2015 khi Thỏa thuận khí hậu Paris được ký kết (4,6%).
Theo lộ trình phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) của cơ quan năng lượng quốc tế IEA, điện gió và điện mặt trời đặt ra mục tiêu đạt mốc 40% điện năng toàn cầu vào năm 2030, trong khi điện than nên giảm từ 36% xuống chỉ còn 8%.
Xem thêm: