Những Hiểu Lầm Thường Gặp Về Năng Lượng Mặt Trời

Theo Dõi Intech Energy Trên

Năng lượng tái tạo không ổn định

Một trong những hiểu lầm thường gặp về Năng lượng tái tạo (NLTT) đó là tính không ổn định, không liên tục của NLTT có thể làm gián đoạn quá trình cung cấp điện và NLTT không thể cung cấp đủ nhu cầu phụ tải nền cho nên cần có một lượng lớn công suất lắp đặt điện từ nguồn nhiên liệu hóa thạch hoặc năng lượng hạt nhân để bù đắp sự thiếu hụt này.

Nhưng sự thật là một hệ thống lưới điện được thiết kế phù hợp có thể khắc phục nhược điểm gián đoạn này của NLTT, từ đó giảm thiểu được tình trạng mất điện. Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nam Australia và các bang Texas, Colorado, California của Mỹ đã thành công trong việc đưa một tỉ lệ điện năng rất cao từ NLTT như năng lượng gió và năng lượng mặt trời hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia. Các nước này đều có những chiến lược khác nhau để khắc phục tính gián đoạn của NLTT, và thực tế cũng cho thấy có nhiều cách để giải quyết vấn đề này:

Ví dụ về chuyển hóa năng lượng

Cách thứ nhất:

Phân phối nhiều nguồn năng lượng khác nhau ở nhiều địa điểm và kết nối chúng vào hệ thống lưới liên kết lớn để đảm bảo nguồn cung khi nguồn năng lượng gió và mặt trời bị gián đoạn.

Cách thứ hai:

Sử dụng thủy điện nhỏ, khi sinh học và khí tự nhiên để cung cấp điện năng cho phụ tải nền cũng như phục vụ nhu cầu cao điểm (phụ tải đỉnh) trong suốt thời gian các nguồn năng lượng dễ bị gián đoạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió không đảm bảo đáp ứng nguồn cung cấp điện ổn định. Thủy điện lớn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40% cơ cấu nguồn điện cả nước, được sử dụng để đáp ứng cho công suất phụ tải nền, cũng như đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh vì có thể điều chỉnh nâng giảm công suất khi được tích hợp cùng các nguồn NLTT khác trên hệ thống lưới điện. Tuy nhiên, với tỷ trọng không lớn của các nguồn NLTT như hiện nay bao gồm: những nhà máy thủy điện nhỏ, nhiên liệu sinh khổi, chất thải rắn, năng lượng gió và năng lượng mặt trời chiếm dưới 10% cơ cấu nguồn điện thì Việt Nam không cần thiết có thêm công suất từ nhiên liệu hóa thạch hay năng lượng hạt nhân cho phụ tải nền cũng như đáp ứng phụ tải đỉnh.

Cách thứ ba:

Sử dụng phương pháp dự báo thời tiết để dự đoán bức xạ mặt trời và cường độ gió dự kiến giúp các nhà quản lý và vận hành mạng lưới điện biết trước những nguồn năng lượng nào cần phải giảm hoặc tăng tại một thời điểm cụ thể. Cùng với tua-bin gió được trang bị thiết bị đo sức gió và nhà máy điện mặt trời truyền đi những dữ liệu cập nhật và sản lượng điện năng, dữ liệu và các báo cáo sẽ chính xác hơn khi có nhiều nguồn NLTT được đưa vào sử dụng

Cung cấp điện cho một quốc gia từ nguồn năng lượng mặt trời
Hình 1: Cung cấp điện cho một quốc gia từ nguồn năng lượng mặt trời

Cách thứ tư

Sử dụng “hệ thống lưới điện thông minh” có thể liên tục cân bằng cung-cầu năng lượng và phân phối điện năng từ một số nguồn năng lượng (mặt trời, gió…) tới người sử dụng điện ở nhiều vùng khác nhau. Những thành phần cấu thành hệ thống lưới điện thông minh có thể “giao tiếp” với nhau, giúp cho việc cân bằng cung-cầu trở lên linh hoạt, đáng tin cậy và hiệu quả hơn. Nhờ có những giải pháp lưới điện thông minh, chúng ta sẽ trở thành những người tiêu dùng và sản xuất chủ động, thay vi chỉ là người tiêu thụ năng lượng thụ động.

Hệ thống lưới điện thông minh của châu Âu được kỳ vọng sẽ có thể quản lý 82% nguồn điện năng sản xuất từ NLTT trong khi vẫn liên tục đảm bảo cung cấp điện với giá cả hợp lý vào năm 230. Việt Nam đã và đang đầu tư vào một số bộ phận cấu thành của hệ thống lưới điện thông minh, và một hệ thống lưới điện thông minh hoàn chỉnh sẽ trở lên cần thiết cho việc quản lý NLTT khi mà tỷ trọng điện năng sản xuất từ NLTT sẽ chiếm 30-50% trong toàn bộ hệ thống lưới điện trong tương lai không xa.

hệ thống lưới điện thông minh
Hình 2: Hệ thống lưới điện thông minh

Cách thứ năm

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới phát huy hiệu quả vào những giờ cao điểm sử dụng điện, vì vậy trên thực tế nó sẽ giúp giảm tải nhu cầu điện mà các máy phát điện tập trung phải cung cấp qua lưới điện. Tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của những hộ gia đình sử dụng điện sẽ giảm bớt lượng điện năng tiêu thụ cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái
Hình 3: Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái

>>Xem thêm: Giải pháp lắp điện mặt trời 0đ

Cách thứ sáu

Sử dụng các giải pháp dữ trữ như thủy điện tích năng hoặc sử dụng ắc quy tích trữ điện năng khi hệ thống lưới điện không có đủ khả năng cung cấp điện cho người dân tại vùng sâu, vùng xa. Thủy điện tích năng tích trữ năng lượng bằng bơm tích năng, nghĩa là nước được bơm ngược lên hồ chứa khi dư thừa điện năng và khi công suất điện gió giảm, nước được xả xuống qua tua-bin để sản xuất điện. Giải pháp bơm tích năng rất phổ biến ở Na-uy, Thụy Điển, Áo và thậm chí còn giúp dự trữ điện tái tạo cho những quốc gia láng giềng. Ngân hàng ắc quy hiện nay đã xuất hiện nhiều ở một số quốc gia, và chúng được sử dụng để cung cấp điện vào những thời điểm đột ngột.

Chia sẻ:

Picture of Intech Energy
Intech Energy
INTECH ENERGY ✔️ Tổng thầu EPC điện mặt trời số 1 tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp giải pháp lắp đặt điện mặt trời tốt nhất với hàng ngàn dự án điện năng lượng mặt trời đã triển khai trên cả nước!
Thông tin liên hệ

Lô 5+6 KCN Lai Xá - Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội

0966.966.819

cskh@intechenergy.vn

Liên Hệ Với INTECH ENERGY

Bài Viết Mới Nhất